Tình trạng bảo tồn Hồng hoàng

Hiện nay, tình trạng buôn bán mỏ sừng loài chim vẫn tiếp tục diễn ra ngấm ngầm khó kiểm soát do giá trị của nó khoảng 6.150USD/kg – tức đắt gấp 3 lần ngà voi. Nạn tàn sát voitê giác để lấy ngà và sừng được kiểm soát tốt, song số phận của chim hồng hoàng mỏ cát đang bị đe dọa trầm trọng vì chưa được quan tâm bảo vệ đúng mức. Phần mũ mỏ chim hồng hoàng mỏ cát được giới thợ thủ công Trung Quốc sử dụng để sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị cao. Nghệ nhân Nhật Bản cũng chạm khắc mỏ sừng với nhiều hình ảnh tinh xảo thành những núm nơi dây thắt lưng kimono của nam giới. Nhiều món đồ tinh xảo làm từ mỏ sừng chim vượt biển đến nước Anh và trở thành thời trang của giới quý tộc nước này vào thế kỷ XIX.[4]

Do việc mất trường sống đang diễn ra cũng như bị săn bắn ở một số nơi nên hồng hoàng được đánh giá là gần (cận) nguy cấp trong sách đỏ của IUCN về các loài nguy cấp[8]. Nó được liệt kê trong Phụ lục I của CITES.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hồng hoàng http://ibc.hbw.com/ibc/phtml/especie.phtml?idEspec... http://www.birdlife.org/datazone/species/index.htm... http://www.iucnredlist.org/details/22682453/0 http://www.iucnredlist.org/search/details.php/4018... http://www.orientalbirdclub.org/publications/forkt... http://stlzoo.org/animals/abouttheanimals/birds/ki... http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/het... http://antg.cand.com.vn/Khoa-hoc-Ky-thuat-hinh-su/... https://web.archive.org/web/20071007190608/http://... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Bucero...